07/05/2020 _
Bài viết và hình của bác NP. Quỳnh Thuyên/Californie
MÌnh có dịp vào xem cổ thành Hanoi, Hoàng Thành, nơi thành xưa. có lẽ của đời Lý Trần (?) đã bị chôn vùi dưới đất. Mình nghĩ sau khi nhà Nguyễn lập kinh đô ở Huế, hoàng thành nhà Lê ở Hanoi bỏ hoang phế, phần bị cháy phần bị mục nát không còn nữa hoặc bị Pháp san bằng lập thành đồn quân. Mình có lần lên thăm thành cổ Sơn Tây, một trong những căn cứ chống Pháp. Cơ sở cũng đã bị Pháp san bằng, chỉ còn lại vòng thành và cổng thành bằng gạch.Xem công trình khai quật ở cổ thành HN cũng chẳng có gì đáng kể (attached) nếu so với các công trình khảo cổ nước ngoài vì kiến trúc của mình phần lớn là gỗ, sau vài trăm năm, nếu nằm trên mặt đất cũng chẳng còn gì huống hồ bị vùi năm ba mét dưới đất. Phần tìm lại được gồm đồ gốm, đất nung (ngói và trang trí mái) và nền móng bằng đá, giá trị khảo cổ rất nghèo nàn. Đó là VN, một xứ nghèo từ xưa đến giờ. MÌnh còn nhớ mỗi lần làm kiến trúc cho các công trình ở VN, người ta thường đăt vấn đề: thiết kế phải có tính ‘dân tôc’. Có ai định được thế nào là tính dân tộc trong kiến trúc VN? Hoạ sĩ Thành Chương, ngưới lập ra khu du lịch Thành Chương (tự gọi là Phủ Thành Chương) ở HN có lần nói với tôi rằng một trong những tính dân tộc đó là Nghèo. Vì nghèo nên mình phải đơn giản trong mọi thứ, không thể bắt chước thói rườm rà , chinoiserie, của ông thầy nhà giàu Trung quốc được, từ việc xây dựng cho đến ăn mặc.Về xây dựng mình chỉ có gỗ, gạch và ngói. Chạm trổ mình cũng chỉ có chạm đà mà không có chạm cột như ba tàu. Đặc biệt là mình không có công trình bằng đá, vì cắt đá, chuyên chở và chạm đá rất tốn kém, vua mình không chịu nổi. Công trình đáng kể nhất của mình còn lại Lăng vua Tự Đức, cũng chỉ là gỗ , gạch và ngói thôi. Vậy mà công trình chưa xong triều đình đã kiệt quệ, không có tiền trả công cho thợ nên mới có Giặc Chày Vôi, thợ xây dụng nổi loạn kéo nhau về triều đòi lương. Các nhà khảo cổ cũng đăt vấn dề tương tự với Ai Cập trong việc xây dựng các Kim Tự Tháp mênh mông, họ nghĩ kinh tế vùng đồng bằng sông Nile không đủ để làm hậu thuẫn cho các công trình này?Cũng có một số công trình chạm đá ở VN,rất ít, không đáng kể, như mấy con rồng bực thềm ở Quộc tử giám, mấy con thú trước chùa Phật tích Bắc NInh…phần lớn là do thợ chạm đá người Chàm, nô lệ mình bắt về trong mỗi lần đánh phá Chiêm Thành. Người Chàm rất giỏi nghề chạm đá, có lẽ do sự liên hệ với đám Ankor bên Miên, bây giờ con cháu họ vẫn còn chạm đá ở Non Nước Đà nẵng. Người Việt chỉ biết chạm gỗ thôi. Có dịp ghé thăm Đình Bảng ở Băc Ninh hoặc chùa Tây Phương Hà Tây mới thấy các công trình chạm gỗ tuyệt vời. Nghề chạm gỗ bây giờ vẫn còn nhiêu ở ngoài Bắc, nhưng phần đông là làm kinh tế chứ ít người làm nghệ thuật như ngày xưa.
Anh Thuyên và các anh,
em đã truy ra được cái hình anh Thuyên chụp
xin gửi các anh link để đọc va` xem nốt những tượng còn lại ,
http://cungduong.vn/tuong-ho-phap-tuong-thai-tu-ky-da-va-bat-bo-kim-cuong-chua-tay-phuong/
hình anh Thuyên chụp là thần hộ pháp Bạch Tịnh Thủy Kim Cương
một trong 8 kim cương hộ pháp.
còn lại 7 Hộ Pháp kia là
-Thanh trừ tai Kim Cương
-Tích độc thần Kim Cương
-Hoàng tùy cầu Kim Cương
-Xích thanh hỏa Kim Cương
-Định trừ tai Kim Cương
-Tử hiền thần Kim Cương
-Đại lực thần Kim Cương
Phần lớn các đền đài cung điện bên Á châu dùng nhiên liệu bằng gỗ, trong lúc bên Âu châu dùng toàn bằng đá nên các đền đài hay nhà thờ của họ trải qua nhiều thế kỷ hay thời đại vẫn còn nguyên vẹn như mình đã thấy nhiều công trình cổ bên Âu châu, Ý & Pháp, trong lúc bên Nhật các đền như Kim Các Tự, Ngân Các Tự bị hủy hoại vì cháy hay động đất, phải xây cất lại biết bao nhiêu lần.
Theo thiển ý thì không phải vì “thiết kế dân tộc tính” mà vì thợ Á châu chỉ giỏi về gỗ, còn thợ Âu châu chỉ chuyên môn về đá. Hiện nay trong vấn đề sửa chữa nhà thờ Đức Bà Paris, họ không có thợ giỏi để cấu tạo lại những khung sườn gỗ bên trên mái nhà thờ. Thợ mộc Á châu ngày xưa ráp mộng như mình học trong trường, mà không cần dùng đinh như ngày nay
Thợ của Đế quốc Khmer ngày xưa tuy giỏi về trạm trổ và xây cất bằng đá, nhưng vật liệu cho đền Angkor Wat lại là sandstone và laterite, các loại đá mềm, nên ngày nay cũng bị hủy hoại nhiều.
Vi diệu!
Như mình ra vườn sau chôn các máy ảnh, mười ngàn sau con cháu đào được sẽ nghĩ gì nhỉ?
Trước đó lâu, hình ảnh đã được ghi trong một bộ phận nhớ, cài trong đầu.
Chỉ việc ra lịnh, các hình sẽ được tải về, với khả năng chuyển thằng vào bộ nhớ của bạn bè, like a miracle.
Cám ơn bài viết và hình ảnh súc tich bac đã gởi .
Mong sớm được đọc các bài va hình ảnh khác của bac.
Daymadi