06/10/2-17 _ Nhánh nếp non , còn xanh hơn đọt chuối , là chất liệu tình cờ của món cốm, tượng trưng cho mùa Thu Hà-nội !
Theo truyền thuyết , một năm vào mùa gió dữ , đê vỡ nước tràn ngập cánh đồng bát ngát chỉ cỏn chờ ngày để gặt. Người dân làng Vọng tiếc rẽ vội vã đi cắt lấy những cành lúa còn chồi lên biển nước hầu cứu được phần nào một mùa gặt đã hoàn toàn bị phá huỷ …
Những hạt nếp non ấy không ngờ lại cho một chất nếp ngon hơn mọi năm …. Cốm Hà-nội lấy gốc từ đó …….
Ai mà chẵng biết bánh cốm nhân đậu xanh gói giấy bạc … !Cái loại bánh này xem ra thì ít nhiều đã bị thoái hoá biến dạng …
Cốm ở đây là sản phẩm đặc trưng của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc Việt Nam cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm từ nếp cái hoa vàng, trong cả hai mùa: lúa chiêm và lúa mùa, tuy thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối hè đầu thu (từ khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch). Vào tháng 4, tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đã gặt lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm. Cốm chiêm không khác cốm mùa, nhưng có lẽ do thời tiết còn nóng bức nên người ăn không cảm thấy ngon như cốm mùa Thu[1].
Tại Hà Nội bên cạnh cốm Vòng là cốm Lủ và cốm Mễ Trì. Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh, và chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm[2]._ Wikipedia
Tài liệu tham khảo về cốm làng Vòng >>>click chuột vào khoãng trống dưới hàng chữ .
_________________________
Hình : Lê Minh Châu
Tài liệu : Wikipedia