Vài lời giao lưu_ Cứ nói về chụp ảnh, bạn bè gặp nhau thường đề cập tới kỹ thuật, tới trào lưu này trường phài nọ , rồi thì máy nào hay máy nào dở , đại khái không ngoài mấy cái thời trang qua quãng cáo trên mạng… ! Coi vậy mà ít ai ra khỏi thông lệ này. Phải thú nhận, gần 50 năm cầm máy, cho đến hôm qua, tôi vẫn còn tự hỏi máy nào tốt, tiêu cự ống kính nào thích hợp…Tình cờ đọc một bài viết về Miroslav Tichy, do một bạn ảnh gởi qua mail, nay cũng thấy vơi đi phần nào những thắc mắc trên …
Xin ghi lại vài nét chính :
“Ông người Tiệp, sinh năm 1926. Trưởng thành, Miroslav Tichy được nhận vào Học Viện Mỹ Thuật thành Prague. Là người có tài , cơ hội trở thành một hoạ sĩ nổi danh không phải là nhỏ, thế nhưng năm 1960, ông bỏ hội hoạ để chuyển sang nhiếp ảnh vì không đồng quan điểm nghệ thuật với chính quyền lúc ấy .
Suốt ngày lang thang với cái máy ảnh bằng bìa cứng mà ông mò mẫm tư chế. Những mãnh nhựa dẽo nghiềng nát , trộn với bột kem đánh răng (?!) kết hợp với lõi cuộn giấy vệ sinh để làm làm ống kính. Lấy lỏi gổ dùng để cuộn chỉ may và vài cơ phận máy hình thu nhặt được đó đây rồi cột dính vào nhau mà làm thân máy !
Với cái máy này, suốt ngày ông lang thang ngòai đường, không lưu tâm gì tới bộ dáng của mình nữa mà chỉ ăn mặc thế nào cho nó thật lập dị.
Cư dân thành phố Kijov (Tiệp) không bịết phải coi Tichy Miroslav như một ông già gàn dở dễ mến hay là một ông kẹ đáng sợ . Họ thường bắt gặp ông tại bến xe búyt , tại công viên và đặt biệt là tại hồ tắm khu vực , nơi ông lưu lại hàng giờ để chụp lén các bà cô, lơ là không mấy kín đáo.
Nhiều lần ông bị bắt giữ vì chuyện này , cảnh cáo rồi được thả thôi. Đến khi làm quá bị cấm héo lành tới hồ tắm này thì ông tự chế lấy một ống kính tầm xa (tele) mà dùng.
Hình ông Tichy với ống tele…Nikhông !
do đó trên nhiều tấm hình , người xem thấy tiền cảnh là một mạng lưới rào bằng kẽm …
Có ngày ông chụp cả trăm tấm hình , tối đến về căn nhà trọ chật chội và mất trật tự, ông để hết thì giờ in hình . Miroslav coi nhiếp ảnh là trò giải trí của riêng ông , không tuân thủ một qui tắc nào hết . Lúc chụp cũng như khi làm hình ông bất chấp các nguyên tắc căn bản (?!) Ảnh in ra ông dùng bút nhấn vào đường viền cho rõ, hoặc dùng mực vẽ luôn ra thành khung hình …sau đó thì vứt thành đống, chẵng màn tới mà cũng chẵng cho ai xem (Chắc thời ông này chưa có … facebook!)
Suốt 20 năm trường, việc làm của ông chẳng ai hay biết.
Năm 1981, Roman Buxbaum, người bạn thiếu thời , vừa là láng giềng của ông, trông thấy trong studio của Tichy, những tấm hình mốc meo lẫn lộn với những đống phim chưa tráng … tất cả nằm lăn lóc cùng với mấy cái máy hình bằng bìa cứng của ông .
Buxbaum sẽ là người thứ hai, ngoài Tichy, nhìn thấy những tác phẩm của nghệ sĩ này. Phần lớn những tấm hình ở vào tình trạng rất xấu bởi đã trầm mình quá lâu trong căn studio ẩm ướt. Roman khởi công việc thu vén và cập nhật …Năm tháng qua, nhờ Buxbaum, những tác phẫm này bắt đầu xuất hiện trong các phòng triển lãm và các bảo tàng viện… New york, Paris, Londre …
Năm 2004, bộ sưu tập tác phẩm Tichy của Buxbaum được trình bày trong chương trình triển lãm Nghệ Thuật Hiện Đai ở Seville Tây ban nha. Một năm sau, 2005, các tác phẩm này đươc giải Prix de New Arles. Rồi từ đó người đời tìm hiểu thêm về ông. Ông trở nên nổi tiếng qua cái nét thô thiển mà rất nghệ thuật của tác phẩm tại triển lãm ở Zurich và Paris. Lúc ấy Tichy đã 71 tuổi. Rồi Buxbaum thành lập tổ chức lấy tên ông ” The Miroslav Tichy Foundation” trong chiều hướng gìn giữ và phổ biến tác phẩm của ông. Dĩ nhiên Roman Buxbaum hưởng rất nhiều tiền hoa hồng từ các phòng triển lãm này.
Đến năm 2009, Tichy bất ngờ cắt đứt liên hệ với Roman Buxbaum :” Tôi không hề hợp đồng với Buxbaum cho ông ấy quyền triển lãm tác phẩm của tôi, dầu là bằng lới hứa hay là bằng văn bản. Buxbaum đã vi phạm việc khai thác bản quyền “. Miroslav Tichy đến đây không cần Roman Buxbaum nữa !
Về nhiếp ảnh, phần lớn nếu không là tất cả, chủ đề của ông là nữ phái. Những bức hình hầu hết chụp lén tại hồ tắm khu vực những bà những cô thiếu cảnh giác. Phần lớn các bà các cô không ai tin cái vật ông đang nắm trong tay chụp được hình họ. Vì thế nếu có thấy họ mĩm cười trong hình của ông , chẳng qua là để tỏ ra mình lịch thiệp với một ông già râu bạc , tóc phất phơ theo gió trên tay cầm món đồ chơi của con nít mà thôi. Những bức hình này , năm 2010, trong một cuộc triển lãm dành riêng cho ông , được trình bày tại Trung Tâm Nhiếp Ảnh Quốc Gia ở New York. Cuộc triển lãm đưa ra gần 100 bức ảnh, với chủ đề vừa nêu trên , nhăn nhó mốc meo , cùng với những cuộn phim chưa tráng và chiếc máy hình tự chế, được trưng bày đúng hiện trạng như khi chúng còn lăn lóc trong nhà ông!
Qua cuộc triển lãm này, tờ NewYork Photo Review đã viết về ông như sau : “Chúng tôi thấy hình chụp những người phụ nữ từ phía sau , từ phía trước , phía hông . Có những tấm chụp đôi chân , hay ngực, hay lưng… rồi cũng có cã những tấm hình chụp toàn thân . Chúng tôi cũng thấy những bức hình chụp lúc đi , lúc đứng, lúc ngồi, hay đang chồm ra phía trước hoặc ngã về phía sau. Củng có vài ảnh khoả thân, nhưng hình ảnh không rõ lắm khó mà phân biệt đó là những hình khoả thân thật hay là hình của ai đó áo mặc không đủ che thân ! Tính chất khiêu gợi ( erotisme) của tấm hình tuy có mặt nhưng rất là giới hạn, không đủ để đưa ta đi sâu vào lãnh vực của loại hình này !”
Nói tóm lại Nghệ Thuật “Cao” là cái gì ra khỏi con đường đã vạch !
Ông chết năm 2011 cũng tại nơi chôn nhau cắt rốn . Lúc đó ông được 85 tuổi .
Tính ra Tichy chưa lần nào hiện diện trong bất cứ cuộc triển lãm nào của ông “
“In photography, if you want to be famous, you must do something more badly than anybody in the entire world.”_Miroslav Tichy.
Tài liệu tham khảo : http://www.messynessychic.com/2013/06/06/the-reclusive-peeping-tom-photographer-and-his-cardboard-camera/
*********
Tôi viết bài này, dựa vào tài liệu đã đọc, trình bày vài nét về Miroslav Tichy. Sau đó là muốn tìm hiểu và trao đổi ý kiến với các bạn ảnh về quan niệm nghệ thuật nói chung và của người nghệ sĩ này nói riêng mà nhất là có nên suy nghĩ về mối liên hệ đã thắt chặc (?) rồi tan rã trên khoé nhìn “hợp lý” và “luân lý” , giữa người nghệ sĩ _Miroslav Tichy_ và người , có thể nói, là người bầu, kẻ đã có công đưa một nghệ sĩ từ vô danh ra ánh sáng như Roman Buxbaum .
Cám ơn và đón chờ ý kiến ý từ mọi phía .
Cảm ơn anh chia sẻ bài viết hay ạ.
Tham gia , đóng góp, chia sẻ là mục đích của daymadi.com
Mong các anh tham gia và chia sẽ nhiều hơn nữa để cùng nhau phát huy môn nghệ thuật đầy hứng thú và đam mê này !
Hôm nay mới đọc được bài này.
Rất hay và nó gợi nhiều suy nghĩ về nhiếp ảnh và về các mối quan hệ trong đời sống.
Cám ơn anh Tuyên nhiều.
Cám ơn H.A còn nhớ tới mình nha !
Chào bác Tuyên ! Dạo này bạn bè xung quanh cháu hay có cái nhìn cực đoan về thiết bị và kỹ thuật chụp ảnh.
Cháu xin phép bác cho cháu share lên facebook để mọi người kham khảo ạ !
Trước hết cám ơn BTCông đã góp ý .
Mục đích của mình là để trao đổi , tham khảo và tìm hiểu thêm về trò giải trí lý thú này !
Bạn đã đến cũng đã quí rồi, còn giới thiệu thêm cho bè bạn nữa thì càng quí hơn !Xin cứ tự tiện .
Rất mong sự đóng góp của các bác qua hình ảnh , mình tự nguyện đăng tải để giao lưu .
D+
_Xin gởi hình về >> daymadi.t@gmail.com
Как вам такой вариант пресс-ножниц для переработки чермета?
Завод-производитель дает рассрочку. Лучше чем покупать втридорого европейские пресс-ножницы б/у.
bài viết rất hay rất bổ ích
xin mạng phép cho cháu mượn copy :D và sẽ ghi rõ nguồn đc không ạ
@ Quân : Nếu bạn ghi rõ nguồn gốc thì bạn cứ phổ biến tự nhiên,bài viết của tôi phỏng theo tài liệu đính dẫn cũng không ngài mục đích để cùng trao đổi .
Cám ơn bạn đã đến với Blog .
Cháu chào Bác! cám ơn bài viết của Bác. Cháu xin phép share lên facebook cho bạn cháu xem nha Bác!
Cám ơn anh Hùng .
Bác nhiếp ảnh này thật đúng là dị nhân trong làng nhiếp ảnh này
Em đã chuyển lên Facebook cho mọi người cùng hiểu về quan-điểm nghệ thuật vị nghệ-thuật …. Cám ơn anh đã chia sẻ ….
https://www.facebook.com/groups/olympusvn/
Cám ơn anh Pẩu.
Hay quá anh ơi … Cám ơn anh Tuyên .
Très belle histoire d’un photographe hors du commun.
Con.