Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người[1]. Nằm giữa[2] đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long
Leica M9_28mm-Elmarit pré ASPH
Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng.[3] Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.[4] _Wikipedia
Leica M9_50mm Summilux ASPH
(17/2/2012)_ : 17 giờ_ Phi trường Nội bài Hà nội/15 độ C_Không lạnh lắm như mình đã dự kiến nhưng cái nóng bức của Saìgòn đã ở lại phía sau cũng đem lại cảm giác thi vị của những ngày đầu xuân.
Gặp lại đôi vợ chồng người bạn cũ. Ăn uống hàn huyên. Về đến khách sạn thì đã nửa đêm…!
Ngày đầu ở Hà- Nội _(18-2-2012)- Ngày hôm sau : Thức dậy trước cả giờ báo thức. Năm giờ sáng thì đã ra khỏi khách sạn. Tiếng nhạc sầm sập và tiếng cười nói ồn ào_vào giờ này_đã hướng bước đi của mình về hướng công viên (!) Lý Thái Tổ, công viên này ngang hông với khách sạn toạ lạc trên đường Lê Thạch.
Leica M9_28mm Elmarit Pre ASPH
Người Hà-Nội chuẩn bị một ngày mới rât là nghiêm túc…Trên khuông viên rộng lớn nhiều nhóm người đang tập thể dục buổi sáng…đủ kiểu đủ sắc thái …
Mình đi nhiều nơi, chắc chỉ ở Hànội, khách du lich người phương tây mới chịu khó dậy vào 5 giờ sáng để …nhảy đầm (si,si) !!Bên kia đường là hồ Hoàn-Kiếm …
Hồ Hoàn Kiếm (wikipedia)_ còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt)[3]. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Leica M 9_50mm Summilux ASPH
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng [4]. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn [5]. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung [6].
Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội [7].
Hồ mang tên Hoàn Kiếm vào thế kỷ 15. Gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến tranh dân tộc chống quân Minh (1417-1427) do Lê Lợi lãnh đạo. Theo truyền thuyết lưu lại, khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) tình cờ có được một lưỡi gươm, tiếp sau đó Ngài nhặt được chiếc chuôi gươm ở một thửa ruộng cày, Ngài ghép chúng lại thành một thanh gươm và đặt tên là Thuận Thiên. Thanh gươm Thuận Thiên ở bên Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến cho đến khi Ngài lên làm Vua. Một lần nhà Vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ bắt gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác, nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm rồi lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết
Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép:
Khi ấy Nhà vua cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
– Sắt nào đây?
Thận nói:
– Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ “Thuận Thiên”, cùng chữ “Lợi”. Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
– Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
– Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm._ (Wikipedia)
Trên bờ hồ thiên hạ tản bộ buổi sáng rất nhiều..
Leica M9_ 28mm Elmarit pré ASPH
và thể dục…Vì thiếu thể dục, đi mãi mình đã thấy mỏi, cho máy vào túi bất ngờ lại tóm được từ trong túi áo, cái phiếu ăn sáng không mất tiền của khách sạn,. Hoan hỉ trở về khách sạn tìm cái ăn ! Tô phở nóng và tách càfê đậm tăng hăng hái mới. Lần này trực chỉ Phố Củ Hà Nội :
Phố cổ Hà Nội đầu Thế kỷ XIX– wikipedia.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.
Leica M9_50mm Summilux ASPH
Người khách từ phương xa tới, một mình leo lách trong khu phố cổ cũng ví như ” hoa lạc giữa rừng gươm” đi dăm phút lại thấy về lối cũ ! Được cái, người Hà nội lịch thiệp, hiếu khách : cứ đưa máy lên là đón nhận được sự hợp tác …
Cái cũ cái mới sống hài hoà không hề bận tâm …
Trong khu phố cổ vẫn còn những ngành nghề tưởng đã biến mất theo thời gian…
“… Nghĩ tới có ngày nào đó, khu Phố Cổ sẽ trở thành một vùng cao ốc bê tông đep đẻ, thoáng mát, sang trọng : Giữa lòng các đại lộ giòng xe cộ bóng lộn lưu thông không dứt. Trên lề đường , trước các cửa tiệm thời thượng ” Gucci”- Lanson”-” Hermes”, vắng bóng bác mài dao, cô hàng hoa đong đưa đôi quang gánh , chỉ có nam thanh nữ tú , áo quần thời trang trang dung dăng dung dẽ …. !”_
Chắc người Hà-Nội sẽ không bao giờ làm vậy !
Cám ơn
Bộ ảnh của chú rất đậm chất Hà Nội! Thật tiếc là chú không lưu lại lâu hơn để cùng CLB Leica đi chụp hình và giao lưu
@ Ngoc-Anh : cám ơn chị đã xem hình !
Anh Tuyên làm tôi nho Hà-Nôi qua !
Thì ra chú Tuyên đang ở Hà Nội, thích quá chú ơi, chú làm cháu nhớ Hà Nội rồi nè, nhưng mà xem ảnh chú cũng đỡ nhớ, để cháu mở bài Em ơi Hà Nội phố nghe rồi thưởng thức ảnh của chú Tuyên với nhấm miếng trà ngon tuyệt
@Thekids66
@ttNghi : ý Nghị hay đấy !
Cám ơn hai bạn đã xem ảnh.
Thích mấy ảnh người Hà Nội tập thể dục sáng, rất sống động.