“Chụp cái gì và chụp như thế nào “ ?
Đã cầm máy, ai cũng một lần tự đặt cho mình câu hỏi này. Coi vậy mà đã có bao nhiêu người tìm được câu trả lời ?
Qua bài viết dưới đây, thử đi tìm lời giải đáp thích hợp cho mỗi chúng ta.
Nhiếp ảnh gia Leonard Missonne*(1870-1943)_(http://www.atelphot.info/quotes/LMisonne.html)_ đã phát biểu : ” Trong nhiếp ảnh, Ánh sáng là Tất cả, Chủ đề không đáng kể.”
“Ánh sáng là trên hết. Anh sáng chói chang và rạng rỡ, biến đổi một mùa thu buồn thảm thành một bức tranh ấn tượng rực sáng. Ánh sáng lung linh làm nổi bật đường nét sự vật, nổi bật những khuông mặt, làm cho chúng như xuất ra từ trong sương mù mà hướng về phía chúng ta. Hãy quan sát ánh sáng đi, bạn không hiểu thấu nó mà vẫn biết nó hiện diện . Chúng ta thường chụp sự vật như chúng ta thấy, mà không chịu dùng ánh sáng để nhìn chúng dưới một khía cạnh khác. Ánh sáng làm moị vật rực rỡ lên. Ánh sáng biến dạng và thăng hoa những chủ đề cho dù những chủ đề này tầm thường hoặc không đáng lưu tâm. “Ánh sáng là tất cả; chủ đề không đáng kể !”_Biết nhìn là yếu tố quyết định mà cũng là yếu tố khó đạt nhất trong nhiếp ảnh“.
Leonard Missonne_(1870-1943)_
La lumière avant tout. Sa présence éblouissante et rayonnante qui transfigure un paysage d’hiver gris et triste en un scintillant tableau impressionniste. Une lumière vibrante caressant les contours des formes et des figures, surgissant de la brume pour se projeter vers nous. Observez donc la lumière; vous ne la connaissez pas; vous ne la soupçonnez pas ! Vous photographiez les choses pour ce qu’elles sont, alors que vous ne devriez le faire que pour ce qu’elles paraissent, c’est-à-dire pour ce qu’en font la lumière, l’atmosphère. La lumière fait resplendir toute chose; elle transfigure et ennoblit les sujets les plus humbles, les plus vulgaires. Le sujet n’est rien; la lumière est tout ! Savoir voir est la qualité essentielle du photographe; c’est aussi le plus difficile à acquérir écrit Léonard Misonne (1870-1943).
*********
Tháng Năm 2011…
Trong một cuộc hội thảo Nhiếp ảnh phóng sự, kéo dài 3 ngày, do Leica Pháp tổ chức ở Annecy, dưới sự hướng dẫn của bà J.A.Atwood *_ http://en.wikipedia.org/wiki/Jane_Evelyn_Atwood
Ngày thứ hai của hôị thảo, sau thuyết trình về một đề tài Nhiếp Ảnh Phóng Sự, là trình bày một số tác phẩm đả xuất bàn của bà. Khi tấm hình mang tựa đề “Blondine devant la porte…” được chiếu lênh màn ảnh tôi thấy không được nét lắm. Đến phần vấn đáp, tôi có hỏi bà ” Nếu cái hình này mà nét hơn thì còn hay hơn nữa“_ Đây là câu trả lời “Có thể. Nhưng tôi không đặt câu hỏi như vậy. Dĩ nhiên, kỹ thuật hoàn hảo luôn luôn là yếu tố thuận lợi cho tấm hình. Nhưng với ảnh phóng sự yếu tố quyết định nằm trong nội dung bức ảnh …” lập tức tôi liên tưởng đến nhiều tâm hình phóng sự nổi tiếng…trong đó có tấm hình của nhiếp ảnh gia Nick Út và nhận câu trả lời của bà Atwood như một bài học khá đầy đủ về bộ môn ảnh này !
Từ hai dẫn chứng trên, tôi có nhận xét như sau :
Người làm nhiếp ảnh Nghệ Thuật thì đặt câu hỏi : ” Chụp như thế nào ” mà không mấy bận tâm “chụp cái gì ?” . Thật vậy, với họ dậy sớm là để bắt được cái ánh sáng kỳ ảo của lúc hừng đông, hoặc về muộn vì ngồi chờ ánh sáng vàng rực in trên những đám mây lơ lững từng trời của buổi chiều tàn, không nhất thiết phải là hừng đông trên bãi biển hay trên cánh đồng lúa chín, chiều tàn trên một làng chài hay trên bờ đê. Họ chọn cái ánh sáng hắt qua khung cửa sổ, hay chờ những tia nắng xuyên qua mái là rồi đặt chủ đề có sẵn để thực hiện những tấm ảnh Nghệ thuật, đẹp nhờ ánh sáng. Trong trường hợp này ” Ánh sáng là tất cả, chũ đề không cần thiết“.
Người nhiếp ảnh nghệ thuật, chờ đợi ánh sáng thuận tiện để bấm máy.
Người chụp ảnh phóng sự chú trọng trước hết “chụp cái gì!” mà cũng không xem thường “chụp như thế nào“.
Xin mở một cái ngoặc nhỏ ở đây để phân biệt ảnh phóng sự _ photo reportage_ và loại ảnh đời thường _Scènes de vie_mặc dầu ranh giới không cố định nhưng là hai loài ảnh hoàn toàn tách biệt nhau. Nếu có ghép vào nhau thì cũng chỉ là gượng ép như là noí ảnh phong cảnh và ảnh chân dung đều là ảnh nghệ thuật vậy thôi. Ngày thường xách máy đi lang thang chụp được một bức ảnh hay, ưng ý. Một bức ảnh tương đối có nội dung, đó là bức ảnh đời thường , một tấm thôi!
Còn ảnh phóng sự là một bộ ảnh có chủ đề ” Chợ Tết ngáy 3o”- ” Hôm nay tôi đi học”... . Thường hay đi kèm một bài viết, ngắn dài không nhất thiết. Nhiều khi không có cả bài viết kèm, nhưng phải chú thích dưới các hình được đem trình bày. Chú thích này càng rõ càng tốt. Bộ ảnh phóng sự bình thường từ 6 hình cho tới 1o hình. Tránh không làm nhiều hơn. Nhiều quá dễ làm ngươí xem nhàm chán có thể bỏ qua những bức ảnh đẹp nhất của bộ ảnh. Nếu đề tài của phóng sự cần nhiều hình mới mô tả được hết, thì nên tách ra làm nhiều tiểu mục : ” Chợ Tết ngày 30″ : *Hoa_/*Bánh Mức /* Ông đồ già…Dưới 5 tấm hình thì gọi là ” Ảnh bộ”._ Xin hẹn có dịp đi vào chi tiết ” Nhiếp ảnh phóng sự” và “Nhiếp ảnh đường phố”_ khác nhau như thế nào _trên Blog này.
Người làm nhiếp ảnh phóng sự không đặt câu hoỉ ” chụp cái gì” khi ỡ hiện trường.Câu hỏi này phải đặt ra cùng lúc với dự tính đi chụp, nghĩa là nhiều ngày, nếu không là nhiều tháng trước khi đến địa diểm. Xin đừng vội mĩm cười, cứ nhìn hành trang kỹ thuật của nhiều anh em khi đi chụp hình xa mang theo , nào ống kính lớn ống kính nhỏ , nào chân nào đèn thì rõ đã mấy ai trả lời đúng câu hỏi mình đặt ra đâu. Biết là đi chụp cái gì mà cái gì đây là nhiều thứ cùng một lúc. Câu trả lời “Chụp cái gì” phải rõ ràng và dứt khoát như ” ngày mai mình đi chụp san hô dưới biển” như vậy caí gì không xài được dưới nước là để lại nhà !
Trả lời đúng câu hỏi và áp dụng đúng câu trả lời tránh cho ta nhiều điều bất lơi : nặng nề cồng kềnh khi di chuyển và khó gìn giữ tốt tất cả dụng cụ mang theo. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi người cứ tự kiểm, đôi khi nhiều món đồ đem theo không bao giờ dùng tới, chưa kể thay qua đổi lại có khi sự cố …kinh tế xãy ra rất là nặng nề (!)
” Chụp như thế nào“_ Nhiếp ảnh nghệ thuật hay nhiếp ảnh phóng sự, ngoài cái thể loại và mục đích có khác nhau, cả hai đều đi tỉm cái đẹp; có khác chăng là ý niệm riêng của mỗi thể loại. Nếu nhiếp ảnh nghệ thuật chờ ánh sáng để có chủ đề, nhiếp ảnh phóng sự, có chủ đề rồi, không thể chờ ánh sáng mà phài xử dụng ánh sáng có sẵn, hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Muốn như vậy, nhanh chóng di chuyển tìm một vị trí thích nghi để bấm máy. Vị trí mà từ đó máy nhận được ánh sáng thuận lợi làm nổi bật chủ đề.
Người nhiếp ảnh phóng sự tìm cách lơị dụng ánh sáng cho bức ảnh.
Tại hiện trường, phải có quyết định nhanh ” Biết nhìn là yếu tố quyết định mà cũng là yếu tố khó đạt nhất trong nhiếp ảnh“.
______________________________________________________________
Cám ơn tất cả các bạn đã có ý kiến về bài viết.
Đây là mục trao đổi ý kiến, bài viết của tôi chỉ liên quan đến cảm nghĩ của riêng tôi . Tôi rất mong đợi ý kiến của các anh em khác hầu cuộc trao đổi được phong phú hơn.
Thích nhất là câu “Biết nhìn là yếu tố quyết định và cũng là yếu tố khó đạt nhất trong nhiếp ảnh”. Ngoài yếu tố biết nhìn…song, yếu tố biết tìm tòi học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm cũng không kém quan trọng để tăng thêm khả năng “nhìn” của mình…theo như cảm nghỉ…hihi.
Em đọc lại nhiều lần để thấm sâu vào lòng , cám ơn anh đã truyền kiến thưc rất bổ ích!
Kính chúc anh và gia đình luôn bình an và hạnh phúc!
Kính chào anh!
Đinh Khắc Dũng.
Bài này hay quá chú Tuyên ơi, mặc dù đã nghe chú truyền đạt vấn đề này rồi nhưng xem lại trên blog và có hình ảnh minh họa thật tuyệt vời. Chừng nào rảnh chú viết thêm bài 4 yếu tố quan trọng làm nên bức ảnh nhé, cháu chưa hiểu được rõ lắm! Kính chúc cô chú ngày càng mạnh khỏe để được đi nhiều hơn và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về nhiếp ảnh lẫn cuộc sống :D