Hôm 23 tháng 9 /2011 vừa qua, tôi có dịp chụp một đám cưới ở một làng nhỏ, Montauroux, cách thành phố Cannes 25 km, là thành phố hằng năm tổ chức Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế ” Festival de Cannes”.
Cô dâu 60 tuổi, chú rể 62, kết hôn mà ngươì Pháp gọi là “gia đình tái phối hợp” (familles recomposées).
Những gia đình mà chồng hay vợ mất đi một người, hoặc ly dị không còn ở với nhau nữa, khi con cái ra riêng (con caí xa cha mẹ sớm hơn bên ta nhiều) người chồng hay vợ còn lại rất là cô đơn. Những người lớn tuổi này, trong một dịp nào đó, gặp được người khác phái hạp với mình thì đề nghị sống chung dưới một mái nhà để bớt cô quạnh tuổi gìa.
Đám cưới mà tôi thưc hiện hôm đó. chú rễ là người Anh (anglais) cô dâu là người Việt sinh sống tại Pháp đã lâu. Những đám cưới này rất thường thấy bên này.
Sẵn dịp xin nói qua phong tục tập quán, cứ gọi là như vậy, của xã hội tây phương.
Giới trẻ ngày nay khi họ muốn lập gia đình thì trước hết tìm hiểu nhau, sau đó chàng trai và cô gái giói thiệu bạn mình vơí cha mẹ. Đối với họ, việc làm này rất là tượng trưng. Một khi họ đã quyết định sống với nhau , sự chấp thuận hay phản đối của cha mẹ không là trở ngại chính. Cả bên ta cũng vậy thôi, bây giờ con cái đặt đâu cha mẹ đứng đấy. Đã qua lâu rồi cái thời cha mẹ dành quyền đứng ra dựng vợ gã chồng cho con cái !
Âu cũng là điều hợp lý đáng mừng. Trong văn học nước mình biết boa nhiêu là chuyện trắc trở đau thương tình yêu lứa đôi !
Đám cưới phương tây thường qua hai giai đoạn, tôn giáo và hành chánh. Hành chành là bắt buôc thì làm trước, lễ nhà thờ thì làm sau mà có khi lễ này cũng cho thông qua luôn ! Cũng không cấm nếu họ muốn chung sống mà không làm thủ tục hành chánh, trường hợp này có những bất tiện mà cũng có những thuận lởi cho cả đôi bên.
Đúng ngày đã hẹn trước vối chính quyền, cả hai đến xã tây (Mairie) để làm lễ cưới.
Xã tây có nơi riêng để tiếp cô dâu chú rễ và người nhà đôi bên.
Tại xã tây, sau khi đaị diện chính quyền đọc và giải thích các điều khỏan của luật hôn nhân, cả hai chấp nhận. Mổi bên còn cử ra đại diện làm nhân chứng cho những điều cam kết của đôi trẻ trước mặt đại diện chính quyền . rồi họ trao đổi, mang nhẫn cưới cho nhau và chính thức trở thành vợ chồng trước pháp luật .
Đại diện chính quyền xã tây tuyên bố chính thức cuộc hôn nhân, tặng cô dâu một bó hoa và buổi lễ chấm dứt .
Thủ tục hành chành chấm dứt, cặp vợ chồng mới ra về dưới những nắm gạo do bạn bè chờ bên ngoài tung lên người họ .
Sau đó mọi người lên xe về nhà cặp vợ chồng mới.
Nếu thời gian còn sớm, chưa tới giờ ăn tối, thì vơ chồng sẽ mời mọi người uống rượu và ăn thức ăn nhẹ, nghe nhạc hay hàn huyên chuyện trò vơí nhau chờ giờ nhập tiệc, thường là ăn tại nhà. Những đám cưới như ở đây thướng có ít người tham dư lắm, cở vái chục thôi.
Đám cưới người việt tại nước ngoài thì thường có khuynh hướng ngược lại, có khi thực khách lên tới năm, bảy trăm ngưòi lận !
______________________________________________________________
Wow, awesome weblog layout! How long have you ever been blogging for?
you make running a blog look easy. The overall look of your site
is magnificent, let alone the content material!
Em cám ơn anh Tuyên nhiêu ! chúc anh tiep tuc có nhieu bai viet hay va anh dep!
Đám cưới của người phương Tây thật là giản dị, nhưng cũng không kém phần trang nghiêm, cảm ơn chú Tuyên đã cho xem đám cưới, chắc là hên lắm đây!