Châu Đốc Mùa Nước Nỗi
Nghe nói mùa này (tháng 9/2011) Châu Đốc là mùa nước nỗi, nên khi anh Đức Ala rũ đi là tôi khăn gói lên đường ngay.
Chúng tôi đi bằng phương tiện riêng của anh Đức Ala, có cả chị Đức Ala và bạn TTNghị.
Đường đi rất tốt, nhưng khởi hành khá muộn, 12 giờ trưa mới rời khỏi thành phố HCM.
Đọan tốc hành quá ngắn., Tuyến đường còn lại phải chấp hành giới hạn tốc độ, nên chúng tôi đến thành phố Châu Đốc thì đã qúa 8 giờ tối.
Đến Châu Đốc là bạn Nghị liên lạc với anh Huỳnh phúc Hậu liền. Gặp được anh Hậu qua điện thoại, nhưng tiếc thay hôm ấy anh Hậu rơi vào phiên trực bệnh viện, nên không đến cùng chúng tôi được.
Lái xe vòng ra chợ kiếm đồ dằn bụng xong về khách sạn tắm rửa nghỉ ngơi. Thế là hết ngày đầu tiên.
Sáng hôm sau dậy sớm, cũng nhờ chị Đức Ala mượn được cho hai cái xe Wave , nên việc di chuyển của ba chúng tôi rất là thoaĩ mái.
Làng “Chăm” An Phước
Có phương tiện trong tay, đầu tiên chúng tôi chạy xe đến làng người Chăm ở An Phước
Là lần đầu đến Châu đốc, cảnh sinh hoạt diễn diễn ra trước mắt, cái gì cũng hay cũng đẹp.
Hai bên đường những căn nhà sàn, nữa trên cạn, nữa dưới nước phân ranh bằng những chiếc cầu ván thô thiển soi mình trong màu nước phù sa vàng rực . Trước nhà những buồn chuối xanh mướt đẩy đà.
Đó đây bên ngưỡng cửa, mấy bà cụ già hay các thiếu nữ người Chăm ngồi chuyện trò tâm sự. Người mơí đến cứ tưởng như lạc vào một thời gian xa xưa nào đó!
Đề tài quả là vô tận cho ống kính.
Trên mặt lộ, những người đàn bà Chăm, áo quần sặc sỡ, tha thước từng tốp hòa mình vào sinh hoạt bán buôn náo nhiệt của một buổi chợ mới .
Ở đây người dân hiền hoà cởi mở, Họ sẵn sàng biếu một nụ cười khi thấy mình đưa máy lên …Sẵn sàng mời một chén trà nóng khi thấy mình đứng lâu ngoài ngõ…
” Con người trong môi trường của họ” ...luôn luôn là chủ đề nhiếp ảnh mà tôi rất yêu thích .
Tha La
Sau đó chúng tôi chạy đến cầu Tha La, nghe bạn TTNghị nói trước đây xóm này …ăn ảnh lắm, bây giờ xây dưng nhiều trở nên thành phố rồi.
Dầu sao từ trên cầu nhìn xuống cảnh sinh hoạt phía dưới cũng đẹp lắm .
Chắc là cầu này mới được xây dựng nên sạch sẽ khang trang. Hai bên bờ, gối cầu kè đá tảng rất là chắc chắn. Vài gia đình thuyền chài chọn phía dưới cầu để đậu thuyền làm nơi che mưa che nắng, thật là tiện dụng .
Con Đê – ( Tha La )_Đứng trên cầu thấy có người đang làm việc trên con đê nhỏ nằm dọc theo bờ sông, cả ba chúng tôi, Đức Nghị và tôi, men theo dốc cầu mà lần xuống tận con đê đó.
Có một cặp vợ chồng, còn trẻ lắm, sống trên con đê này.
Hai vợ chồng sống trong một túp lều tự họ dựng lên với một tấm vải nhựa màu trắng sọc xanh ôm lấy mấy thân cây tràm ốm yếu. Túp lều xem ra còn mới lắm.
Trong lều chỉ để những thứ gì không chịu được gío mưa. Những thứ còn lại được sắp xếp gọn gàng trước cửa lều.
Lúc ấy anh chồng đang tát thuyền, chị vợ đang sửa soạn buổi cơm trưa. Đúng là ” Một túp lều tranh hai quả tim vàng” hôm nay tôi đã gặp.
Đến hỏi thì mới biết là anh chị ấy không phải là người ở Châu Đốc, họ ở tận Cà Mâu lận. “Biết Châu Đốc đang là mùa nước nên tụi cháu gởi con cho ngoại mà lên đây vài tháng ”
Giữa một buổi trưa nhiều mây và nhiều gió như hôm nay, đảo mắt nhìn những thân cây vương khỏi mặt nước phủ bèo xanh mướt, in hình trên nền trời mây xám, nhẫn nại mà thách đố….và bên những con người thật thà chất phát, đứng trên con đê này, một con đê không lớn, không xa đường cái là bao, mà như thấy đã tách ra xa lắm cái thế giới ồn ào bon chen, chỉ cách đây có vài bước chân…
Phong cảnh thật hoàn hảo. Hạnh phúc thật hoàn toàn…!
Trên cái bếp có mớ than hồng , một nồi thịt kho sôi âm ỉ, mấy miếng thịt mỡ trắng ngần đang phập phồng theo nhịp sôi , tôi nói với chị là nồi thịt kho trông ngon quá, chị ngước nhìn chúng tơi rồi ngõ ý mời cùng ăn cơm với họ. Tôi nói đùa là chúng tôi đang đói sợ ăn hết của anh chị thôi. Lo gì chú, cháu còn gạo, còn đồ ăn có thiếu đâu, cần thì cháu lại nướng thêm con ếch con cá thôi mà .
Người ta có lòng như thế từ chối cũng ngaị, nhưng mà cũng phải nghĩ đến bữa cơm chiều của vọ chồng họ. Có biếu anh chị đó một món tiền sau khi ăn thì ngại không phải phép nên chẳng ai dám nghĩ tới . Thế là chúng tôi viện cớ có hẹn mà từ chối khéo.
Cho tới bây giờ tôi vẫn tiếc hụt cái bửa ăn thân tình, giữa bầu trời cao và gió lộng đó !
Cồn Tiên
Đến Cồn Tiên , dưới chân cầu , có đến hai ba lối rẽ, mọi người quyết định rẽ phải, dọc theo bờ sông.
Con đuờng nhỏ thẳng vào xóm , hai bên rất nhiều nhà ở, lẫn lộn to có nhỏ có, càng vào sâu càng đông đúc. Vào tầm tan sở nên xóm rất tấp nập, hình như mọi người trong xóm đều quen biết nhau nên đi đâu cũng thấy người tụ tập nói cười vui vẻ .
Chử nghĩa có bao nhiêu để hết ở con đê Tha La rồi, đến Cồn Tiên xin được mô tả sơ bộ thôi..!
Đến đây thì nhận được điện thoại anh Hậu. Ca trực bệnh viện của anh đã chấm dứt, không có ca mỗ nào và hiện anh đang đứng trên cầu … thế là chúng tôi lại xách máy chạy lên cầu đặng gặp anh.
Gặp nhau mừng mừng tủi tủi xong, anh dẫn chúng tôi cùng chạy xe về ngõ …trái (xin nhắc lại bạn nào quên hồi nãy anh Đức Ala dẫn đi phía …phải ).
Lúc đó đã khá chiều ….
Đường là con lộ bằng đất, chưa tráng nhựa nên đi có hơi lỡ chỡm. Trong xóm có một trường học.
Tan học chắc cũng đã lâu nên trên đường chỉ còn lác đát vài em học sinh cắp cặp. Trên đường về nhà, đến một đoạn rẽ, con đường các em đi mọi ngày giữa hai hàng tre xanh, nay là một giòng sông nhỏ, mấy em phải gọi máy cho mẹ … chèo thuyền ra đón.
Mùa nước nổi mà .
Anh Hậu nhắc bạn Nghị thay télé .
Chúng tôi đứng chờ, rôì ….
“ Xa xa sau luỹ tre làng, thuyền từ từ ló mũi. Thuyền trôi nhẹ nhàng giữa hai hàng tre gìa…”
trông như trong tranh ấy, đẹp lắm. Khổ cho mấy em học sinh hóa ra lại sung sướng cho ngưới cầm máy… Bất công thiệt .
Sau cánh gà
Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp*
___________________________
Awesome website you have here but I was curious about if you knew of any forums that cover the same topics discussed
here? I’d really love to be a part of online community where I can get opinions from other knowledgeable individuals that share the same interest.
If you have any suggestions, please let me know. Thanks!
Thank-you and welcome to the blog !
Yes I think that these forum could be adequat for you :
Europe : http://www.summilux.net
Vietnam : http://www.saigonphoto.net
and yet our blogs over the world : Once you’re in the https://www.daymadi.com >> go to : “about us”.
And remember that you could use our blog for presenting your works! Simply sent texts and photos to daymadi.t@gmail.com
Very happy serving you !
I blog frequently and I really thank you for your information.
Your article has really peaked my interest. I will book mark your site and keep checking for
new details about once per week. I subscribed to your Feed too.
Thank for your visit and welcome you as subscriber of this photo-blog.
Pretty section of content. I just stumbled upon your web site and in accession capital to
assert that I acquire in fact enjoyed account your blog posts.
Any way I’ll be subscribing to your augment and even I achievement you access consistently
quickly.
When I inіtially commеnted I clicked the “Notify me when new comments are added” checkbox and now each time a comment
іs addеd I get seveгal e-mails with the same comment.
Is there any way you can гemove me from
thаt servicе? Manyy thanks!
Hi,
On this blog, I don’t see how you can activate this item! Only Admin can do it by ” Log-in” the blog with Password , which is not available for visitors !
Anyway if you do so on your Blog, anytime a new comment is added you’ll receive a note on your mail . At the first view it all looks like the same because all comments sent to you, have the same interface . But it didn’t, read carrefully !
You have to “Log-in”, go to “Settings”, chose the right item then remove it !
Thanks for thеe good writeup. It in tгuth was a
enteгtainment account it. Loοk compleх to more ԁelivеred agreeаble from you!
Hоwever, how could we be in contact?
Please go on ” About us ” !
I simply coulԁn’t leave your website before
suggesting that I actually enjoyed the usual information a
person proviԁe on your vіsitoгs? Is going to be back regularly to іnvestigate cross-check new posts
You’ll welcome everytime!
Thank-you so much.
That iѕ verry attention-grabbing, You’re a very skilled
blogger. I have joined your feed and sit up for lookіng
for more of your fantastic post. Additionally, I’ve shared your site in my socіal networks
I Thank-you very much for participating the game !
I’m looking forward your other comments on my blog!
Ηi, I wish for to suscribe for this website to tzke lateѕt updates, thus where cаn
i ddo it please help.
You’ll welcome !
Just wish to say your article is as amazing. The clearness in your post is simply great and i can assume you’re
an expert on this subject. Well with your permission allow me to grab your feed to keep updated
with forthcoming post. Thanks a million and please carry on the
rewarding work.
Thank-you very much for your kindly comment!.
You are welcome for the rests !
I purchase pleasure coming from, produce I came across just the thing I used to be interested in. You could have finished my four day extended quest! God Appreciate it person. Have a good evening. L8rs
Cậu Tuyên ơi, cậu quả thật là người có tâm hồn yêu nghệ thuật sâu sắc, và trân quí hơn hết là cậu không ngừng chia xẻ những cảm xúc tâm bình ấy với mọi người qua hình ảnh và bài viết. Con cám ơn cậu nhiều! Chúc cậu thật nhiều sức khỏe để tiếp tục những hành trình hấp dẫn khác trên mãnh đất quê hương.
Mừng anh Tuyên đã có chuyến thăm Châu Đốc vui vẻ và hoàn hảo . Hy-vọng có dịp đi với anh thăm lại nơi này , một vùng quê thật đẹp và có nhiều đề-tài hấp-dẫn .
Tuyen oi, doc blog cua Tuyen va xem hinh anh chup ve mua nuoc lu o Chau Doc, that la thu vi va cam dong. Nhat la cai tup leu ni lon va 2 trai tim vang. Thoi buoi nay ma van con chuyen co tich nhu vay!
Cám ơn Chú Daymadi bài viết quá hay , qua bài viết và hình ảnh minh họa người xem có cảm giác cùng đồng hành với tác giả trong chuyến đi về miền Tây sông nước mênh mông , người dân hiền hòa mến khách .
@: ttNghi : Cỏ vườn nhà mình bao giờ cũng đẹp hơn nhà láng giềng !
Một bài phóng sự thật tuyệt chú ơi, qua chuyến đi này cháu học hỏi chú nhiều điều lắm, không chỉ riêng về con mắt nhìn ảnh mà còn nhiều thứ khác nữa. Chú đi nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn không tránh cảm giác thoải mái khi đứng ở con đê gần cầu Tha La nơi có “một túp lều tranh và hai trái tim vàng” dưới ánh nắng dịu của buổi trưa nhiều mây và lộng gió, tiếng gió rít chíu chíu ngang tai mà bây giờ xem bài của chú vẫn như còn nghe thấy. Chỗ này hiện nay nước ngập mênh mông rồi, để vài bữa nữa cháu quay lại chụp hình để chú xem nữa nhe!